Có nhiều lý do để nha sĩ quyết định nhổ một hay nhiều chiếc răng của bạn. Có thể là nhổ răng sữa đã lung lay để răng mới mọc lên, hoặc răng đã bị hỏng nặng không chữa được, hay là nhổ bớt răng để lấy không gian cho những chiếc răng còn lại di chuyển trong lúc niềng răng… Tuy nhiên, dù với bất kỳ lý do nào đi nữa, không thể phủ nhận rằng việc nhổ răng sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe cơ thể và tâm lý của người nhổ. Vậy, những điều cần chú ý trước và sau khi nhổ răng là gì? Hãy cùng với Nha khoa Oze đến với bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về việc nhổ răng nhé.
Những trường hợp nào cần nhổ răng?
Nhổ răng sữa để răng mới mọc lên:
Thay răng sữa là quá trình quan trọng trong cuộc đời của trẻ. Quá trình này đánh dấu sự trưởng thành dần dần của cơ thể vì thế sẽ rất đáng tiếc nếu quá trình này diễn ra không suôn sẻ. Để hàm răng vĩnh viễn của trẻ mọc lên được đều, đẹp, cha mẹ nên đưa trẻ đến nha sĩ để nhổ răng.
Những trường hợp nào cần nhổ răng?
Răng vĩnh viễn bị sâu:
Dẫu biết rằng những chiếc răng vĩnh viễn đóng vai trò rất quan trọng trên cung hàm. Nhưng khi chúng bị sâu rất nặng, không còn khả năng chữa được và thậm chí còn “manh nha” gây ảnh hưởng đến những chiếc răng xung quanh thì nha sĩ sẽ không ngần ngại mà nhổ chúng đi để tránh cho tình trạng răng miệng của bạn thêm nghiêm trọng.
Răng khôn mọc lệch:
Chiếc răng khôn, được mệnh danh là “ác mộng” tuổi trưởng thành, một khi chúng mọc lên thì rất hiếm khi mọc ngay hàng thẳng lối mà thường mọc lệch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến những chiếc răng khác trong hàm. Và tất nhiên, để “êm chuyện”, nha sĩ sẽ nhổ chiếc răng “tinh nghịch” này đi. Một sự ra đi cần thiết!
Những trường hợp nào cần nhổ răng?
Niềng răng:
Chắc hẳn bạn đang tự hỏi: niềng răng thì sao phải nhổ răng? Thực ra tùy theo từng người mà việc nhổ răng có cần thiết cho việc niềng răng hay không. Với những người răng mọc quá dày, người ta sẽ nhổ bớt những chiếc răng ít quan trọng trong hàm để lấy không gian cho những chiếc răng còn lại di chuyển về đúng vị trí. Ngược lại, nếu đã đủ khoảng trống cho việc niềng thì việc nhổ không còn cần thiết nữa.
Đọc thêm: LỜI GIẢI ĐÁP: Có nên nhổ răng khôn không?
Mẹo thu nhỏ lỗ chân lông tại nhà đơn giản
4 Điều bạn CẦN biết về Bột tẩy trắng răng Eucryl
Những lưu ý khi nhổ răng:
Trước khi nhổ:
Bản lưu ý, trước khi nhổ răng, bạn cần phải đảm bảo cho mình sức khỏe và tinh thần ổn định, ngủ sớm, tránh chất kích thích, tránh gây căng thẳng thần kinh. Trước khi nhổ cần trình bày tất cả thông tin về sức khỏe và tình trạng cơ thể của mình cho Nha sĩ để họ đưa ra những quyết định phù hợp.
Những trường hợp không nên nhổ răng:
-
Phụ nữ có thai: do sự thay đổi liên tục của lượng canxi trong cơ thể mà phụ nữ mang thai rất dễ mắc các bệnh về răng. Tuy nhiên, đây không phải thời điểm phù hợp để nhổ răng bởi dễ bị nhiễm trùng, gây ảnh hưởng đến thai nhi.
-
Phụ nữ đang hành kinh: các Nha sĩ sẽ từ chối điều trị khi một người phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt bởi sự tăng cao về hormone trong cơ thể gây ra một số tình trạng như sưng, viêm nướu và khiến cho các kết quả chẩn đoán sai lệch.
-
Người vừa khỏi ốm: Khi bạn vừa khỏi ốm, hệ miễn dịch trong cơ thể trở nên cực kỳ suy yếu, đây không phải thời điểm lý tưởng để thực hiện một kỹ thuật mang tính xâm lấn như nhổ răng.
Những lưu ý khi nhổ răng
Nhổ răng cần được thực hiện bởi người có chuyên môn:
Có rất nhiều dây thần kinh nối với chân răng, vì vậy tuyệt đối không tự nhổ răng và phải đảm bảo rằng người nhổ cho bạn có chuyên môn tốt. Bởi vì nếu không cẩn thận, một ca nhổ răng đơn giản cũng có thể biến thành một cơn ác mộng kinh khủng của cuộc đời bạn với nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, bại liệt…
Bạn có thể tham khảo bảng giá nhổ răng của Nha khoa Oze, với đội ngũ Nha sĩ vững chuyên môn và được đào tạo chuyên sâu cùng với những thiết bị y tế tân tiến nhất hiện nay, Nha khoa Oze rất hân hạnh được đem lại cho bạn sự phục vụ tận tình,chu đáo và chuyên nghiệp nhất.
Bảng giá nhổ răng tại nha khoa Oze
Sau khi nhổ:
-
Sau khi nhổ răng, ngậm chặt gạc để cầm máu trong vòng 30 – 45 phút.
-
Nếu muốn giảm sưng, hãy sử dụng túi nước đá chườm vào bên má.
-
Không dùng tay chạm/ ấn vào vết răng nhổ vì có thể gây nhiễm trùng.
-
Uống thuốc theo đơn mà bác sĩ kê cho, đây cũng là một cách để giảm đau và làm lành vết thương nhanh chóng.
-
Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, không súc miệng mạnh, tránh làm vết răng nhổ vỡ ra và chảy máu trở lại.
-
Không khạc nhổ mạnh, không dùng lưỡi ấn vào vết thương.
-
Tuân theo chế độ ăn uống hợp lí và tốt cho bệnh nhân vừa nhổ răng: ăn đồ mềm và lỏng; kiêng đồ ăn cay nóng, chất kích thích, đồ ăn cứng…
Những lưu ý khi nhổ răng
Dẫu rằng những chiếc răng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, nhưng đến lúc cần thiết, chúng ta sẽ phải từ bỏ một hoặc nhiều trong số chúng. Dịch vụ nhổ răng của nha khoa Oze hân hạnh được rất nhiều khách hàng tin tưởng chọn làm nơi “gửi vàng”. Hãy để cho những chiếc răng đã hoàn thành nhiệm vụ của bạn cho chúng tôi lo!
Comments